Đọ sức Hổ đấu với sư tử

Trong điều kiện nuôi nhốt, hổ và sư tử có cơ hội tiếp cận nhau và xảy ra sự xung đột. Trong lịch sử, người ta từng tổ chức những cuộc chiến đấu tay đôi giữa hổ và sư tử, ngoài ra trong những rạp xiếc đã diễn ra những trận chiến giữa chúng như là một sự cố tai nạn.

Hổ thắng sư tử

Họa phẩm sư tử và hổ trong rạp xiếc

Trong ghi chép của lịch sử thì hổ và sư tử đã thường xuyên chiến đấu trong điều kiện nuôi nhốt và hổ thường đến chiến thắng,[95] nó là đấu sĩ cuối cùng bước ra khỏi vòng đấu so với sư tử, thậm chí là thỉnh thoảng trong các cuộc chiến gần đây cũng tương tự.[7]

Vào thời La Mã cổ đại, trong các rạp xiếc, những con dã thú thường được tổ chức đọ sức với nhau, những dã thú ăn thịt hoặc có sức mạnh như hổ, sư tử, gấu, báo, voi rừng, tê giác, lợn lòi.... được sắp xếp trong một cuộc đấu mua vui cho giới quý tộc cũng như giới bình dân để giải trí cũng như thỏa mãn mục sở thị. Những bức phù điêu, chạm trổ trong một thần điện tại Pompeii cho thấy một cuộc chiến giữa một con sư tử và hổ.[96] Cuộc quyết đấu giữa cặp đôi hổ và sư tử được coi là kinh điển nhất và tỷ lệ đặt cược thường ủng hộ cho những con hổ.[97][98] và trong những cuộc chiến như thế này, hổ thường giành phần thắng và là kẻ cuối cùng bước ra khỏi đấu trường [7][99][100]

Dưới triều đại của Titus vị Hoàng đế La Mã, đã buộc những hổ Bengal phải chiến đấu với những con sư tử châu Phi to khỏe và hổ luôn đánh bại những con sư tử. Ban đầu, ông ta cho những con hổ Bengal đọ sức với những con sư tử Numidia có vóc dáng nhỏ bé và con hổ đã dễ dàng đánh bại chúng. Do đó, hoàng đế muốn hổ chiến đấu với những con sư tử châu Phi to lớn hơn, và những trận quyết đấu như vậy đã diễn ra theo ý chí của Hoàng đế và con hổ vẫn luôn chiến thắng con sư tử.[101]

Vào thời Trung cổ, một vài con sư tử tặng phẩm được gửi đến châu Âu: Đức, Anh, PhápÝ. Trong đó bộ sưu tập động vật đầu tiên là một thuộc về vua Henry I của Anh và được chuyển về tháp Luân Đôn. Đôi khi con sư tử trong tình thế buộc phải cấu xé với hổ thì dường như những con hổ luôn luôn dành phần hơn.

Một con hổ thuộc về nhà vua Oude của Vương triều Awadh đã giết 30 con sư tử và đánh bại nhiều con sư tử khác sau khi nó được chuyển đến một vườn thú ở Luân Đôn[102] Vào cuối thế kỷ 19, Vương triều Gaekwad Baroda ở vùng Tây Ấn Độ cũng thường xuyên sắp xếp một cuộc chiến giữa một con sư tử Bắc Phi và hổ Bengal trước hàng ngàn người xem. Năm 1899, vương triều Gaekwad ủng hộ sư tử của họ và đã cá cược 37.000 rupee cho một con sư tử nếu nó chiến thắng nhưng kết quả nó lại bị hổ đánh cho tơi tả.[3][103]

Thời cận đại, ghi nhận trường hợp vào năm 1857, một con hổ tại vườn thú Bromwich đã húc vỡ các lồng của một con sư tử và một cảnh hãi hùng đã xảy ra sau đó: Con sư tử đã cố gắng bảo vệ đầu của mình không bị thương bằng cái bờm dày nhưng con hổ đã tấn công vào phần bụng của con sư tử, cào lòi ruột con sư tử này và con sư tử đã chết trong vòng vài phút vì mất máu và kiệt sức.[104] Năm 1882, Tờ báo Chicago Tribune ở Mỹ có đưa tin về một con hổ đã giết một con sư tử.[105] Vào năm 1909, trong một vườn thú trên đảo Coney có ghi nhận sự kiện một con hổ đực đã giết chết một con sư tử đực.[106] Một sĩ quan người Anh người cư trú nhiều năm tại Sierra Leone cho biết đã chứng kiến nhiều con sư tử và hổ đánh nhau, và cho hay con hổ thường giành chiến thắng.[107]

Thời hiện đại, có một tường thuật về cảnh đánh nhau giữa hai loài này cũng được nêu ở vườn thú Bronx trong năm 1950, nơi một con sư tử con tên là Zambezi và một con hổ non tên là Ranee đã được đưa ra cho vờn nhau. Hai con vật bé bỏng vờn lấy nhau thường xuyên và chiến thắng luôn luôn thuộc về hổ, ông Alfred Martini, chủ vườn thú mô tả rằng hổ như một võ sĩ có kỹ năng chiến đấu tốt hơn giống như là một võ sĩ Quyền anh lanh lợi chống lại một đô vật nặng ký với những đòn đánh tinh tế (shrewder and trickier).

Cuộc đụng độ gần đây nhất xảy ra vào tháng 3 năm 2011, tại vườn thú Ankara ở Thổ Nhĩ Kỳ, một con hổ Bengal đã giết chết một con sư tử sau khi tìm đường vượt qua hàng rào ngăn cách giữa các con vật. Con hổ đã giết sư tử chỉ bằng một nhát cào bằng móng sắc vào tĩnh mạch cảnh của con sư tử. Con sư tử chết nằm trong vũng máu vì bị con hổ hung dữ tấn công.[108][109] Theo Tờ Pravda của Nga cho hay, con hổ đã giết sư tử chỉ bằng một nhát cào bằng móng sắc vào tĩnh mạch cảnh đối phương dẫn lời các quan chức vườn thú nói lại, con hổ thò chân trước qua khe cửa ngăn cách và cào rất mạnh và nhanh vào cổ sư tử và sư tử gần như chết ngay lập tức. Thế nhưng, camera lại ghi được cảnh con hổ xé toang hàng rào và xé luôn sư tử thành từng mảnh nhỏ.[110] Theo thông tin khác thì con hổ khi phát hiện một lỗ hổng trong hàng rào ngăn cách với chuồng sư tử lập tức chui qua và chỉ bằng một phát cắn duy nhất vào cổ sử tử đã giết chết nó[111]

Sư tử thắng hổ

Tuy vậy cũng có sự kiện ghi nhận rằng ở một vườn động vật tại Trung Quốc có xảy ra chuyện một con hổ vào nhầm chuồng sư tử và bị sư tử cắn chết. Tuy nhiên câu chuyện này không đủ căn cứ chứng minh sư tử mạnh hơn hổ vì giữa hai con vật này có sự bất tương xứng về giới tính, độ tuổi, sức nặng và lợi thế chuồng nhà của sư tử.[5] Một sự kiện ghi lại cũng cho biết một con sư tử đực châu Phi nặng 110 kg đã giết chết một con hổ cái nặng 90 kg ở một vườn thú thuộc đảo Tế Châu của Hàn Quốc, con hổ đã nhảy xuống cái mương nơi có con sư tử và bị tập kích giết chết.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hổ đấu với sư tử http://www.sbs.com.au/news/article/1496217/tiger-k... http://en.allexperts.com/q/Tigers-3675/2008/4/asia... http://www.animalplanet.com/tv-shows/animal-planet... http://bigcatnews.blogspot.com/2006/09/study-of-li... http://fishowls.com/Slaght%20et%20al%202005.pdf http://www.flonnet.com/fl2210/stories/200505200001... http://www.freewebs.com/jackjacksonj/tigervslionac... http://books.google.com/?id=Mb8BAAAAQAAJ&printsec=... http://books.google.com/books?id=3xfjyTqqR7IC&pg=P... http://books.google.com/books?id=7bncduYFrVYC&pg=P...